Home » Thủ Thuật » 10 cách để tự bảo vệ mình trên Internet
Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013
10 cách để tự bảo vệ mình trên Internet
Sự lớn mạnh của các mạng xã hội như Facebook hoặc Google+ đã tạo ra một "mỏ vàng" khổng lồ cho tội phạm số. Cho dù người dùng đã tuỳ chỉnh các cài đặt riêng tư cẩn thận nhưng vẫn có thể bị hacker tấn công – đặc biệt là nếu họ cho phép các ứng dụng mạng xã hội truy cập vào thông tin cá nhân của mình.
Một khi hacker đã thu được những thông tin như vị trí, ngày sinh và các mối quan hệ gia đình của bạn qua các mạng xã hội, chúng có thể sử dụng các thông tin này để truy cập vào các tài khoản ngân hàng cũng như các tài khoản lưu trữ đám mây của bạn.
Vừa qua, một công ty bảo hiểm thiết bị điện tử có tên Protect Your Bubble đã tiến hành một chiến dịch tại Mỹ có tên ProtectYourProfile.com để đánh giá khả năng máy vi tính bị tấn công thông qua tài khoản Facebook của người dùng. Stephen Ebbet, giám đốc toàn cầu của Protect Your Bubble đã đưa ra 10 lời khuyên hữu ích để phòng tránh bị tấn công đánh cắp tài khoản trên mạng.
Các thông tin như số điện thoại, địa chỉ, tuổi và trường học của con cái có thể mở đường cho hacker thu thập thêm nhiều thông tin nhạy cảm khác. Trên Facebook, bạn nên "unfriend" tất cả những người bạn không biết, giảm số lượng các thông tin được hiển thị trong mục About Me và hạn chế nhấn nút "Like". Các biện pháp này sẽ giúp bạn ẩn danh tốt hơn, đặc biệt là khi Facebook đưa ra tính năng Tìm kiếm Đồ họa (Graph Search) trong tương lai.
Bạn nên thay đổi tùy chọn quyền riêng tư cho toàn bộ tài khoản của mình về "Bạn bè" ("Friends") nhằm bảo vệ trang cá nhân của mình. Đôi khi, Facebook có thể sẽ thay đổi hàng loạt các cài đặt và có thể sẽ thay đổi"ngầm" các cài đặt mà bạn đã sửa.
Quá nhiều người sử dụng các mật khẩu dễ nhớ như 123456 hoặc ngày sinh. Mật khẩu càng dễ nhớ thì càng dễ bị bẻ. Bạn nên lựa chọn các mật khẩu phức tạp (kết hợp chữ cái, chữ số và ký tự đặc biệt).
Nếu chỉ sử dụng một mật khẩu duy nhất cho tất cả các tài khoản trên mạng, khi một tài khoản bị tấn công, hacker có thể truy cập vào tất cả các dữ liệu riêng tư trên các tài khoản khác của bạn.
Hãy tắt các tùy chọn GPS về vị trí của bạn, đồng thời cũng tránh đưa địa chỉ gia đình lên Facebook.
Các loại email lừa đảo càng ngày càng tinh vi hơn. Hãy nhớ tuyệt đối không trả lời các email yêu cầu cung cấp mật khẩu và tên người dùng. Các ngân hàng và các dịch vụ khác không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp thông tin theo cách này. Khi không chắc chắn, hãy gọi điện tới ngân hàng để xác nhận, và hãy xóa các email lừa đảo đi.
Hãy đặt mật khẩu cho mạng Wi-Fi của mình, nhờ đó hacker sẽ không thể sử dụng mạng của bạn để thực hiện các hành vi xấu.
Trước khi cung cấp thông tin chi trả vào bất cứ trang web nào, hãy kiểm tra xem trình duyệt của bạn có đang hiển thị địa chỉ bắt đầu bằng https, (thay cho http không có chữ 's' ở cuối) hay không. Nếu trang web này không sử dụng https, đừng sử dụng trang web này.
Hãy lưu ý đọc lại sao kê mỗi tháng để xem có khoản tiền nào được chuyển tới những người nhận "lạ" hay không. Nếu có, có thể bạn đã bị tấn công.
Khi nhận được những lời mời chào khả nghi hoặc những chiếc thẻ tín dụng lạ không do bạn trực tiếp yêu cầu trong hòm thư, hãy vứt bỏ chúng đi ngay lập tức.